A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tại sao ắc quy mau hết điện ?

Ắc quy (accu/battery) là một thiết bị điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng và phóng điện dưới dạng điện năng. Trong quá trình hoạt động, ắc quy sẽ tích và phóng điện liên tục. Nhà sản xuất thường quảng cáo sản phẩm ắc quy của mình là có tuổi thọ từ 3 tới 5 năm nhưng thực tế, đa số ắc quy trên xe hơi chỉ có tuổi thọ từ 1 tới 2 năm. Tại sao vậy?

 


Qua khảo sát thực tế sử dụng, có thể kết luận về những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của ắc quy trên xe hơi.


- Xe quá lâu không khởi động: Với xe hơi đời mới, việc tắt hẳn máy không có nghĩa là xe không còn tiêu thụ điện năng. Trong quá trình xe không nổ máy, hộp nhận lệnh điều khiển xe và thiết bị chống trộm vẫn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Do đó, nếu để quá lâu không nổ máy, điện năng sẽ sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến hỏng ắc quy.

- Bật đèn và các thiết bị điện trong xe khi không nổ máy cũng khiến ắc quy sụt giảm điện năng nhanh chóng. Đèn hay hệ thống âm thanh có thể “ngốn” sạch năng lượng của ắc quy chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Việc để ắc quy hết sạch điện rồi sạc lại sẽ làm cho ắc quy rất mau hỏng.

- Đấu nối thêm còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi-ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí có thể gây cháy xe. Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện.

 

- Thiếu bảo dưỡng định kỳ ngăn đựng ắc quy dẫn đến tình trạng kém vệ sinh, kết tủa làm điện cực kết nối chập chờn.



- Xe bị ngập nước, các đường dây hay dắc cắm bị chập không những làm nguồn điện bị cạn kiệt mà còn làm tê liệt nhiều bộ phận của xe.

- Khởi động hay tắt máy liên tục nhiều lần sẽ tiết kiệm xăng ở một chừng mực nào đó, nhưng lại không có lợi cho tuổi thọ của ắc-quy.

- Cầu đi-ốt hoặc bộ nạp điện ắc quy hỏng trong khi xe chạy.

- Dung môi ắc quy không thuần chất.

Về mặt kỹ thuật, tất cả những nguyên nhân trên, tựu chung đều dẫn đến một hậu quả là tạo ra nhiều kết tủa màu trắng xám trên bề mặt bản cực. Thành phần chủ yếu của kết tủa rắn này (thường chiếm đến 98%) là sulfat chì.
Sự hiện diện của quá nhiều sulfat chì trên bề mặt bản cực sẽ ngăn cản quá trình điện hóa gây sụt giảm dung lượng và tăng nội trở của ắc quy. Điều này đẫn đến việc một phần vật chất của bản cực dương ắc quy mau chóng bị tan rã thành một đám bùn màu nâu đen đọng dưới đáy bình ắc quy và tạo ra hiện tượng rò điện trong.

Hệ quả của hiện tượng trên là ắc quy không thể nạp đầy, công suất cực đại giảm rõ rệt và nhiều khả năng là ắc quy không thể sử dụng được nữa.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn:
Đại lý ắc quy Tiến Dũng : Phố máy xay . Phường Lê Hồng Phong , TP Thái Bình.

ĐT : 0904.105389 - 0975.418.666

 
 

admin

Tác giả: admin

Tin tức nổi bật